Những ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến hoạt động kinh doanh hiện nay

Trong những ngày gần đây, không khó để bạn có thể nhìn ra được sự ảnh hưởng của dịch Covid-19 đối với toàn xã hội, tạo ra những tác động tiêu cực lên việc kinh doanh đối với nhiều doanh nghiệp.

1. Hạn chế nguồn hàng
Sự đa dạng của nguồn hàng sẽ giảm sút là điều chắc chắn, nhưng bên cạnh đó nếu có nhập được hàng thì thời gian vận chuyển cũng sẽ lâu hơn trước rất nhiều khi các nước hạn chế đi lại. Hầu hết khách hàng không đủ kiên nhẫn để chờ đợi sản phẩm về, họ có thể chọn một nhà bán hàng khác đáp ứng ngay nhu cầu của họ. Nhu cầu mua hàng online dù có nhiều mà hàng hoá cung cấp không đủ thì cũng đành chịu. Hệ quả này đã khiến không ít nhà bán hàng phải đau đầu tìm cách xoay xở để cố gắng duy trì hoạt động kinh doanh vượt qua mùa dịch.

2. Mất khách vì ship hàng và thanh toán khó khăn
Tình hình giãn cách xã hội cũng khiến các chủ shop online gặp khó khăn khi ship hàng cho khách. Tình trạng hàng không giao được đến khách do địa chỉ nằm trong khu vực cách ly, hay bên giao hàng vận hành không ổn định vì bưu cục ở trong vùng phong tỏa khiến chủ shop vừa mất doanh thu vì không bán được hàng, vừa tốn phí ship và phải chờ hàng hoàn về để xử lý.

Bên cạnh đó, nhu cầu thanh toán phi tiền mặt của khách cũng tăng cao hơn trước do lo lắng sự lây lan virus qua tiền mặt. Hoặc khách muốn thanh toán trước để tiện cho người nhận hàng ở nhà (chỉ nhận hàng, không cần chuẩn bị tiền mặt). Nhưng một số shop online chưa có nền tảng web với tính năng hỗ trợ khách thanh toán ngay khi đặt hàng qua các cổng thanh toán và ví điện tử. Điều này cũng phần nào ảnh hưởng đến việc kinh doanh khi khách chọn một đối thủ khác có hỗ trợ đa dạng hình thức thanh toán.

3. Không bán được hàng
Nhưng khan hàng hay ship hàng khó khăn thì có nghĩa là hàng còn bán được, chủ kinh doanh vẫn có doanh thu. Rất nhiều ngành hàng đang trong tình trạng có hàng mà không bán được vì người dùng hạn chế chi tiêu. Dịch Covid-19 đã khiến nguồn thu nhập của nhiều người bị ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp. Cùng với đó, khách hàng có xu hướng tích trữ tài sản nhiều hơn khi nhận ra nguy cơ có thể đến bất cứ lúc nào. Một bộ phận khách hàng bắt đầu cắt giảm chi tiêu và chỉ mua những sản phẩm thật sự cần thiết. Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, hoặc cung cấp sản phẩm có tập khách hàng là người có thu nhập thấp – trung bình sẽ cảm nhận rất rõ sự thay đổi này (trừ các ngành hàng nhu yếu phẩm).

Chính vì lí do đó nên dù nỗ lực chi ngân sách cho quảng cáo nhưng doanh thu của nhiều ngành hàng không tăng trưởng tương xứng. Nếu trước đây khách hàng sẵn sàng chi tiêu cho 1 chiếc áo đẹp thì nay họ cân nhắc nhiều hơn về việc dùng số tiền đó mua lương thực hoặc khẩu trang, nước rửa tay,… Nhiều người thậm chí còn mua bảo hiểm hoặc tiết kiệm tiền để phòng trường hợp phải chữa chạy. Như vậy có thể thấy, không chỉ chi tiêu cho tiêu dùng giảm sút và mặt hàng được đầu tư trong thời gian này cũng đã chuyển sang các nhu yếu phẩm thay vì các hình thức giải trí hay hoạt động mua sắm “thoả mãn” nhu cầu về mặt tinh thần.

Hotline: 0886.368.386
Zalo: 0886.368.386;

Fanpage: AZ COACH CẦN THƠ

Email: cskhazcoach@gmail.com
🏢Địa chỉ: Số 49, đường số 3, KDC Hồng Phát, An Bình, Ninh Kiều, Tp Cần Thơ

–st

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *